Xuất khẩu giảm tốc, dấu hiệu đáng lo về kinh tế Trung Quốc

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ chậm lại trong tháng 7 – một chỉ báo về sự suy yếu của nhu cầu toàn cầu, yếu tố giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thời gian gần đây.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/8 cho thấy giá trị xuất khẩu tính bằng đồng USD của nước này tăng 7% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo tăng 9,5% mà giới chuyên gia kinh tế đưa ra.

Trong khi đó, nhập khẩu tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng vượt dự báo, khiến thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm so với tháng trước, còn 84,65 tỷ USD.

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm tốc cho thấy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu đang chậm lại. Năm nay, xuất khẩu là trụ cột tăng trưởng chính của Trung Quốc trong bối cảnh người tiêu dùng nước này thắt lưng buộc bụng. Nếu nhu cầu toàn cầu suy yếu, đó sẽ là một mối đe dọa đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong thời gian còn lại của năm nay, sau khi tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này chỉ đạt mức tăng trưởng 4,7% trong quý 2, mức tăng thấp nhất 5 quý.

“Từ tình hình hiện nay, có thể thấy nhu cầu bên ngoài đang yếu đi. Dù xung lực vẫn còn mạnh trong lĩnh vực hàng điện tử, sự giảm tốc của hoạt động sản xuất nói chung chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thương mại”, chiến lược gia Xing Zhaopeng của ngân hàng ANZ nhận định với hãng tin Bloomberg.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản, Anh, Nga và Australia đều giảm trong tháng 7, đảo ngược sự tăng trưởng của tháng trước đó. Ngoài ra, xuất khẩu của Trung Quốc sang Singapore giảm sâu hơn.

Giá hàng hóa xuất khẩu giảm, xu hướng đã duy trì từ giữa năm 2023, cũng có thể là một nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu của Trung Quốc giảm tốc. Công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics ước tính rằng khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ trong tháng 7, nhưng vẫn gần mức cao kỷ lục sau khi tính đến các thay đổi về giá và yếu tố mùa vụ.

“Việc tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 7 cho thấy thương mại – trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế trong quý trước – có thể hỗ trợ ít hơn cho tăng trưởng GDP quý 3. Đây là một kết quả đặc biệt đáng lo ngại, xét tới triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ đang xấu đi, thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên. Cùng với tình trạng ảm đạm của doanh thu bán lẻ ở Trung Quốc, số liệu thương mại của nước này củng cố quan điểm của chúng tôi rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2024 có thể sẽ không đạt mục tiêu chính thức 5% trừ phi có thêm các biện pháp kích cầu hiệu quả”, nhà kinh tế David Qu của Bloomberg Economics nhận định.

Nhập khẩu tháng 7 của Trung Quốc tăng mạnh có thể giải tỏa một vài mối lo về nhu cầu yếu trong nước, nhưng sự tăng trưởng này một phần là kết quả của các yếu tố ngắn hạn.

Ông Xing nói rằng các hãng sản xuất linh kiện bán dẫn của Trung Quốc có thể đã đẩy nhanh việc nhập khẩu trang thiết bị trong bối cảnh Mỹ có thể sẽ siết chặt hơn nữa các biện pháp kiểm soát xuất khẩu khẩu chip. Trong tháng 7, nhập khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu dầu thô tăng 8% do Chính phủ Trung Quốc gia hạn hạn ngạch nhập khẩu dầu cho doanh nghiệp trong nửa cuối năm – ông Xing cho biết.

Trong một báo cáo ngày 7/8, nhà kinh tế Zichun Huang của Capital Economics cho rằng việc Chính phủ Trung Quốc chủ trương tăng cường phát hành trái phiếu để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng có thể thúc đẩy hoạt động xây dựng và làm gia tăng nhu cầu hàng hóa công nghiệp.

Sau khi giảm tốc mạnh trong quý 2, nền kinh tế Trung Quốc bước sang nửa sau của năm 2024 trong trạng thái không đồng đều. Nhu cầu trong nước ảm đạm và cuộc khủng hoảng bất động sản tiếp tục kéo dài giữa lúc xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, triển vọng thương mại của Trung Quốc đang xấu đi do châu Âu và Mỹ phản ứng căng thẳng với làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.

Với thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt kỷ lục 99 tỷ USD vào tháng 6, tình trạng mất cân đối đã khiến các đối tác thương mại của nước này lo ngại và tìm cách bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước bằng cách dựng hàng rào thuế quan. Một thước đo lượng đơn hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc thuộc chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của nước này cho thấy lượng đơn hàng đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 7 vừa qua.

Thùy Nga
Thùy Nga
Là biên tập viên của Diễn đàn kinh tế & tri thức với trách nhiệm nặng nề tôi luôn hoàn thiện và trao dồi những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho bản thân để cập nhật những tin tức chính xác và nhanh nhất cho các độc giả

Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ chậm lại trong tháng 7 – một chỉ báo về sự suy yếu của nhu cầu toàn cầu, yếu tố giữ vai trò quan trọng đối với tăng trưởng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới thời gian gần đây.

Số liệu của Tổng cục Hải quan Trung Quốc công bố ngày 7/8 cho thấy giá trị xuất khẩu tính bằng đồng USD của nước này tăng 7% trong tháng 7 so với cùng kỳ năm ngoái, thấp hơn mức dự báo tăng 9,5% mà giới chuyên gia kinh tế đưa ra.

Trong khi đó, nhập khẩu tăng 7,2% so với cùng kỳ năm ngoái, một mức tăng vượt dự báo, khiến thặng dư thương mại của Trung Quốc giảm so với tháng trước, còn 84,65 tỷ USD.

Xuất khẩu của Trung Quốc giảm tốc cho thấy nhu cầu tiêu thụ hàng hóa toàn cầu đang chậm lại. Năm nay, xuất khẩu là trụ cột tăng trưởng chính của Trung Quốc trong bối cảnh người tiêu dùng nước này thắt lưng buộc bụng. Nếu nhu cầu toàn cầu suy yếu, đó sẽ là một mối đe dọa đối với triển vọng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc trong thời gian còn lại của năm nay, sau khi tổng sản phẩm trong nước (GDP) của nước này chỉ đạt mức tăng trưởng 4,7% trong quý 2, mức tăng thấp nhất 5 quý.

“Từ tình hình hiện nay, có thể thấy nhu cầu bên ngoài đang yếu đi. Dù xung lực vẫn còn mạnh trong lĩnh vực hàng điện tử, sự giảm tốc của hoạt động sản xuất nói chung chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến thương mại”, chiến lược gia Xing Zhaopeng của ngân hàng ANZ nhận định với hãng tin Bloomberg.

Xuất khẩu của Trung Quốc sang Nhật Bản, Anh, Nga và Australia đều giảm trong tháng 7, đảo ngược sự tăng trưởng của tháng trước đó. Ngoài ra, xuất khẩu của Trung Quốc sang Singapore giảm sâu hơn.

Giá hàng hóa xuất khẩu giảm, xu hướng đã duy trì từ giữa năm 2023, cũng có thể là một nguyên nhân khiến giá trị xuất khẩu của Trung Quốc giảm tốc. Công ty nghiên cứu kinh tế Capital Economics ước tính rằng khối lượng hàng hóa xuất khẩu của Trung Quốc giảm nhẹ trong tháng 7, nhưng vẫn gần mức cao kỷ lục sau khi tính đến các thay đổi về giá và yếu tố mùa vụ.

“Việc tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của Trung Quốc bất ngờ giảm trong tháng 7 cho thấy thương mại – trụ cột tăng trưởng của nền kinh tế trong quý trước – có thể hỗ trợ ít hơn cho tăng trưởng GDP quý 3. Đây là một kết quả đặc biệt đáng lo ngại, xét tới triển vọng tăng trưởng kinh tế Mỹ đang xấu đi, thể hiện qua tỷ lệ thất nghiệp ở Mỹ tăng lên. Cùng với tình trạng ảm đạm của doanh thu bán lẻ ở Trung Quốc, số liệu thương mại của nước này củng cố quan điểm của chúng tôi rằng tăng trưởng kinh tế Trung Quốc năm 2024 có thể sẽ không đạt mục tiêu chính thức 5% trừ phi có thêm các biện pháp kích cầu hiệu quả”, nhà kinh tế David Qu của Bloomberg Economics nhận định.

Nhập khẩu tháng 7 của Trung Quốc tăng mạnh có thể giải tỏa một vài mối lo về nhu cầu yếu trong nước, nhưng sự tăng trưởng này một phần là kết quả của các yếu tố ngắn hạn.

Ông Xing nói rằng các hãng sản xuất linh kiện bán dẫn của Trung Quốc có thể đã đẩy nhanh việc nhập khẩu trang thiết bị trong bối cảnh Mỹ có thể sẽ siết chặt hơn nữa các biện pháp kiểm soát xuất khẩu khẩu chip. Trong tháng 7, nhập khẩu các mặt hàng này của Trung Quốc tăng 15% so với cùng kỳ năm ngoái. Nhập khẩu dầu thô tăng 8% do Chính phủ Trung Quốc gia hạn hạn ngạch nhập khẩu dầu cho doanh nghiệp trong nửa cuối năm – ông Xing cho biết.

Trong một báo cáo ngày 7/8, nhà kinh tế Zichun Huang của Capital Economics cho rằng việc Chính phủ Trung Quốc chủ trương tăng cường phát hành trái phiếu để hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng có thể thúc đẩy hoạt động xây dựng và làm gia tăng nhu cầu hàng hóa công nghiệp.

Sau khi giảm tốc mạnh trong quý 2, nền kinh tế Trung Quốc bước sang nửa sau của năm 2024 trong trạng thái không đồng đều. Nhu cầu trong nước ảm đạm và cuộc khủng hoảng bất động sản tiếp tục kéo dài giữa lúc xuất khẩu tăng trưởng mạnh. Tuy nhiên, triển vọng thương mại của Trung Quốc đang xấu đi do châu Âu và Mỹ phản ứng căng thẳng với làn sóng hàng hóa giá rẻ từ Trung Quốc.

Với thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt kỷ lục 99 tỷ USD vào tháng 6, tình trạng mất cân đối đã khiến các đối tác thương mại của nước này lo ngại và tìm cách bảo vệ các ngành công nghiệp trong nước bằng cách dựng hàng rào thuế quan. Một thước đo lượng đơn hàng xuất khẩu mới của Trung Quốc thuộc chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức của nước này cho thấy lượng đơn hàng đã giảm tháng thứ 3 liên tiếp trong tháng 7 vừa qua.

Thùy Nga
Thùy Nga
Là biên tập viên của Diễn đàn kinh tế & tri thức với trách nhiệm nặng nề tôi luôn hoàn thiện và trao dồi những kỹ năng, kiến thức cần thiết cho bản thân để cập nhật những tin tức chính xác và nhanh nhất cho các độc giả

Bài viết liên quan