Thị trường fintech toàn cầu đối mặt đại suy thoái, nhưng vẫn có một quốc gia trở thành “điểm sáng” năm 2023

Theo số liệu về đầu tư toàn cầu được chia sẻ riêng với CNBC, ngành công nghiệp fintech gặp vô vàn khó khăn vào năm 2023, với tổng mức đầu tư giảm một nửa. Nguyên nhân chính là do lãi suất cao và điều kiện kinh tế vĩ mô ngày càng đi xuống khiến nhà đầu tư phải “thắt lưng buộc bụng”.

Dữ liệu từ Innovate Finance cho thấy tổng vốn đầu tư fintech năm 2023 đã xuống mức 51,2 tỷ USD, giảm 48% so với năm 2022 khi số vốn đạt 99 tỷ USD. Tổng số giao dịch gây quỹ cho doanh nghiệp fintech cũng giảm đáng kể, xuống còn 3.973 giao dịch vào năm 2023 từ mức 6.397 vào năm 2022 – giảm 61%.

Tuy nhiên, bất chấp thực trạng suy thoái toàn cầu, vẫn có một quốc gia sở hữu thành tích nổi bật lọt vào danh sách của Innovate Finance: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Theo đó, UAE chứng kiến ​​tổng vốn đầu tư tăng vọt 92% vào năm 2023, một phần nhờ chính sách thân thiện với fintech cũng như nhu cầu sử dụng ngân hàng số và một số công cụ tương tự được mở rộng trong khu vực.

Thành tích đánh dấu lần đầu tiên UAE lọt vào danh sách 10 trung tâm fintech thu hút vốn đầu tư tốt nhất năm 2023. Nhóm nghiên cứu từ Innovate Finance lưu ý rằng, năm nay, có nhiều quốc gia châu Á và Trung Đông lọt vào top 10 hơn so với châu Âu, khi một số nền kinh tế lớn của EU trượt khỏi bảng xếp hạng, như Pháp và Đức.

Giám đốc Điều hành Innovate Finance Janine Hirt chia sẻ với CNBC vào đầu tuần: “Một số thị trường hiện đang áp dụng fintech vào đời sống rất hiệu quả, chúng tôi thấy được điều đó phản ánh qua số lượng đầu tư”. CEO Hirt lưu ý rằng động lực ở châu Á và Trung Đông mang đến cơ hội cho một số quốc gia phát triển tăng cường hợp tác: “Chúng tôi đang nhận thấy nhu cầu và động lực thực sự đến từ nhiều trung tâm ở châu Á”.

Về bối cảnh suy thoái, nữ Giám đốc nhấn mạnh đa số công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhất bởi thực trạng suy giảm nguồn vốn năm 2023, trong khi các công ty ở giai đoạn hạt giống và giai đoạn đầu lại có “sức miễn dịch” tốt hơn.

Giám đốc Điều hành Innovate Finance đồng thời cho biết rằng nhóm công ty fintech giai đoạn đầu đã có khoảng thời gian khởi sắc hơn trên thị trường khi huy động được khoảng 4 tỷ USD. “Đó là dấu hiệu thực sự tích cực”, bà Hirt khẳng định.

CEO Hirt nhận xét: “Một minh chứng cho sức mạnh của lĩnh vực này là quy mô giao dịch rất lành mạnh”. Bà nói thêm: “Trên toàn cầu, quy trình đầu tư vào hạt giống, fintech Series A và B đã được bình thường hóa, minh chứng cho sức mạnh của các nhà đầu tư”.

Ngành công nghiệp công nghệ tài chính đã chứng kiến bóng tối u ám suốt 12 tháng qua, trong bối cảnh xung đột gia tăng giữa Nga và Ukraine, Israel và Hamas hay căng thẳng địa chính trị nảy lửa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và những bất ổn rộng lớn hơn ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường, chẳng hạn như lãi suất cao hơn.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ​​sẽ giảm xuống 3% vào năm 2023 từ mức 3,5% vào năm 2022.

NHÌN LẠI BẢNG XẾP HẠNG CÁC TRUNG TÂM FINTECH

Innovate Finance cũng lưu ý rằng Vương quốc Anh là trung tâm đầu tư fintech lớn thứ hai thế giới vào năm 2023, với tổng kinh phí cho ngành công nghệ tài chính đạt 5,1 tỷ USD, tuy nhiên con số vẫn giảm 63% so với 13,9 tỷ USD năm 2022.

Tuy nhiên, theo thống kê, Vương quốc Anh nhận được nhiều khoản đầu tư vào fintech hơn 28 quốc gia châu Âu tiếp theo cộng lại.

Nhóm công ty fintech ở London đã thu về 4,5 tỷ USD, giúp thành phố tiếp tục thống trị khi nhắc đến nguồn tài trợ fintech ở châu Âu. Tuy nhiên, thủ đô của Vương quốc Anh cũng chứng kiến ​​nguồn tài trợ tổng thể giảm – giảm 56% so với năm 2022.

Một nghiên cứu thú vị là nhóm công ty fintech do nữ lãnh đạo ở Vương quốc Anh đã thu được 59 giao dịch trong năm trị giá tổng cộng 536 triệu USD, chiếm 10,5% tổng giá trị đầu tư fintech Vương quốc Anh. Chuyên gia nhận định đây là “bước tiến” đối với bộ phận nhà sáng lập và lãnh đạo nữ.

CEO Hirt bày tỏ với CNBC: “Tôi nghĩ cuối cùng thì Vương quốc Anh vẫn là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về lĩnh vực fintech. Nước này hiện đã là nhà tiên phong tại châu Âu.”

Tuy nhiên, bà nói thêm: “Chúng ta không thể ngủ quên trên chiến thắng. Điều quan trọng là phải gìn giữ được động lực mà chúng ta đã xây dựng trong vài năm qua. Chúng ta cần sự hỗ trợ cũng như quy định từ chính phủ và áp dụng một cách hiệu quả, chủ động”.

“Đối với chúng tôi, trọng tâm trong tương lai là đảm bảo rằng có bộ quy định phù hợp cho phép fintech phát triển mạnh mẽ và cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ toàn quốc được hưởng lợi từ những cải tiến mới này”.

“Bắt đầu với chính sách mới dành cho stablecoin, tiền điện tử, ngân hàng và tài chính mở – đây đều là những lĩnh vực mà chúng tôi hy vọng sẽ tiến bộ đột phá trong năm 2024”.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Hoa Kỳ là quốc gia đầu tư vào fintech lớn nhất, với tổng vốn đầu tư lên tới 24 tỷ USD, mặc dù mức tài trợ vẫn giảm so với năm 2022 khoảng 44%.

Ấn Độ đứng thứ ba sau Vương quốc Anh, quốc gia này chứng kiến ​​tổng đầu tư fintech trị giá 2,5 tỷ USD, trong khi Singapore đứng thứ tư với 2,2 tỷ USD tài trợ và Trung Quốc đứng thứ năm với 1,8 tỷ USD.

Giá trị của 5 thương vụ lớn nhất toàn cầu vào năm 2023 là hơn 9 tỷ USD, tương đương khoảng 18% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực.

Theo dữ liệu, Stripe là cái tên thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất khi huy động tổng cộng 6,9 tỷ USD, trong khi Rapyd, Xpansiv, BharatPe và Ledger lần lượt giành được vị trí thương vụ đầu tư lớn thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm.

Theo số liệu về đầu tư toàn cầu được chia sẻ riêng với CNBC, ngành công nghiệp fintech gặp vô vàn khó khăn vào năm 2023, với tổng mức đầu tư giảm một nửa. Nguyên nhân chính là do lãi suất cao và điều kiện kinh tế vĩ mô ngày càng đi xuống khiến nhà đầu tư phải “thắt lưng buộc bụng”.

Dữ liệu từ Innovate Finance cho thấy tổng vốn đầu tư fintech năm 2023 đã xuống mức 51,2 tỷ USD, giảm 48% so với năm 2022 khi số vốn đạt 99 tỷ USD. Tổng số giao dịch gây quỹ cho doanh nghiệp fintech cũng giảm đáng kể, xuống còn 3.973 giao dịch vào năm 2023 từ mức 6.397 vào năm 2022 – giảm 61%.

Tuy nhiên, bất chấp thực trạng suy thoái toàn cầu, vẫn có một quốc gia sở hữu thành tích nổi bật lọt vào danh sách của Innovate Finance: Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE). Theo đó, UAE chứng kiến ​​tổng vốn đầu tư tăng vọt 92% vào năm 2023, một phần nhờ chính sách thân thiện với fintech cũng như nhu cầu sử dụng ngân hàng số và một số công cụ tương tự được mở rộng trong khu vực.

Thành tích đánh dấu lần đầu tiên UAE lọt vào danh sách 10 trung tâm fintech thu hút vốn đầu tư tốt nhất năm 2023. Nhóm nghiên cứu từ Innovate Finance lưu ý rằng, năm nay, có nhiều quốc gia châu Á và Trung Đông lọt vào top 10 hơn so với châu Âu, khi một số nền kinh tế lớn của EU trượt khỏi bảng xếp hạng, như Pháp và Đức.

Giám đốc Điều hành Innovate Finance Janine Hirt chia sẻ với CNBC vào đầu tuần: “Một số thị trường hiện đang áp dụng fintech vào đời sống rất hiệu quả, chúng tôi thấy được điều đó phản ánh qua số lượng đầu tư”. CEO Hirt lưu ý rằng động lực ở châu Á và Trung Đông mang đến cơ hội cho một số quốc gia phát triển tăng cường hợp tác: “Chúng tôi đang nhận thấy nhu cầu và động lực thực sự đến từ nhiều trung tâm ở châu Á”.

Về bối cảnh suy thoái, nữ Giám đốc nhấn mạnh đa số công ty đang ở giai đoạn tăng trưởng có nhiều khả năng bị ảnh hưởng nhất bởi thực trạng suy giảm nguồn vốn năm 2023, trong khi các công ty ở giai đoạn hạt giống và giai đoạn đầu lại có “sức miễn dịch” tốt hơn.

Giám đốc Điều hành Innovate Finance đồng thời cho biết rằng nhóm công ty fintech giai đoạn đầu đã có khoảng thời gian khởi sắc hơn trên thị trường khi huy động được khoảng 4 tỷ USD. “Đó là dấu hiệu thực sự tích cực”, bà Hirt khẳng định.

CEO Hirt nhận xét: “Một minh chứng cho sức mạnh của lĩnh vực này là quy mô giao dịch rất lành mạnh”. Bà nói thêm: “Trên toàn cầu, quy trình đầu tư vào hạt giống, fintech Series A và B đã được bình thường hóa, minh chứng cho sức mạnh của các nhà đầu tư”.

Ngành công nghiệp công nghệ tài chính đã chứng kiến bóng tối u ám suốt 12 tháng qua, trong bối cảnh xung đột gia tăng giữa Nga và Ukraine, Israel và Hamas hay căng thẳng địa chính trị nảy lửa giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, và những bất ổn rộng lớn hơn ảnh hưởng mạnh mẽ đến thị trường, chẳng hạn như lãi suất cao hơn.

Theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế, tăng trưởng kinh tế toàn cầu ​​sẽ giảm xuống 3% vào năm 2023 từ mức 3,5% vào năm 2022.

NHÌN LẠI BẢNG XẾP HẠNG CÁC TRUNG TÂM FINTECH

Innovate Finance cũng lưu ý rằng Vương quốc Anh là trung tâm đầu tư fintech lớn thứ hai thế giới vào năm 2023, với tổng kinh phí cho ngành công nghệ tài chính đạt 5,1 tỷ USD, tuy nhiên con số vẫn giảm 63% so với 13,9 tỷ USD năm 2022.

Tuy nhiên, theo thống kê, Vương quốc Anh nhận được nhiều khoản đầu tư vào fintech hơn 28 quốc gia châu Âu tiếp theo cộng lại.

Nhóm công ty fintech ở London đã thu về 4,5 tỷ USD, giúp thành phố tiếp tục thống trị khi nhắc đến nguồn tài trợ fintech ở châu Âu. Tuy nhiên, thủ đô của Vương quốc Anh cũng chứng kiến ​​nguồn tài trợ tổng thể giảm – giảm 56% so với năm 2022.

Một nghiên cứu thú vị là nhóm công ty fintech do nữ lãnh đạo ở Vương quốc Anh đã thu được 59 giao dịch trong năm trị giá tổng cộng 536 triệu USD, chiếm 10,5% tổng giá trị đầu tư fintech Vương quốc Anh. Chuyên gia nhận định đây là “bước tiến” đối với bộ phận nhà sáng lập và lãnh đạo nữ.

CEO Hirt bày tỏ với CNBC: “Tôi nghĩ cuối cùng thì Vương quốc Anh vẫn là quốc gia dẫn đầu toàn cầu về lĩnh vực fintech. Nước này hiện đã là nhà tiên phong tại châu Âu.”

Tuy nhiên, bà nói thêm: “Chúng ta không thể ngủ quên trên chiến thắng. Điều quan trọng là phải gìn giữ được động lực mà chúng ta đã xây dựng trong vài năm qua. Chúng ta cần sự hỗ trợ cũng như quy định từ chính phủ và áp dụng một cách hiệu quả, chủ động”.

“Đối với chúng tôi, trọng tâm trong tương lai là đảm bảo rằng có bộ quy định phù hợp cho phép fintech phát triển mạnh mẽ và cho phép doanh nghiệp vừa và nhỏ toàn quốc được hưởng lợi từ những cải tiến mới này”.

“Bắt đầu với chính sách mới dành cho stablecoin, tiền điện tử, ngân hàng và tài chính mở – đây đều là những lĩnh vực mà chúng tôi hy vọng sẽ tiến bộ đột phá trong năm 2024”.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi Hoa Kỳ là quốc gia đầu tư vào fintech lớn nhất, với tổng vốn đầu tư lên tới 24 tỷ USD, mặc dù mức tài trợ vẫn giảm so với năm 2022 khoảng 44%.

Ấn Độ đứng thứ ba sau Vương quốc Anh, quốc gia này chứng kiến ​​tổng đầu tư fintech trị giá 2,5 tỷ USD, trong khi Singapore đứng thứ tư với 2,2 tỷ USD tài trợ và Trung Quốc đứng thứ năm với 1,8 tỷ USD.

Giá trị của 5 thương vụ lớn nhất toàn cầu vào năm 2023 là hơn 9 tỷ USD, tương đương khoảng 18% tổng vốn đầu tư vào lĩnh vực.

Theo dữ liệu, Stripe là cái tên thu hút được nhiều vốn đầu tư nhất khi huy động tổng cộng 6,9 tỷ USD, trong khi Rapyd, Xpansiv, BharatPe và Ledger lần lượt giành được vị trí thương vụ đầu tư lớn thứ hai, thứ ba, thứ tư và thứ năm.

Bài viết liên quan